Nha khoa Tâm Như

Tụt nướu răng

Nha khoa Tâm Như

Nguyên nhân gây tụt nướu răng và cách chữa trị hiệu quả

27-08-2020

Nguyên nhân gây tụt nướu răng và cách chữa trị hiệu quả

Nguyên nhân gây tụt nướu răng và cách chữa trị hiệu quả | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Tụt nướu răng là hiện tượng lộ chân răng do lợi bị teo lại, làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng trực tiếp đến răng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Răng tụt nướu là một bệnh lý nha khoa phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn, tụt chân răng có thể gây mất răng nếu không chữa trị kịp thời. Do đó, phát hiện sớm và khắc phục tình trạng này để có được một hàm răng chắc khoẻ rất cần thiết. Vậy tụt nướu răng phải làm sao?


Hiện tượng tụt nướu răng là gì?

Tụt nướu (hay còn gọi là tụt lợi, tụt chân răng) xảy ra ở mọi độ tuổi. Đây là hiện tượng lộ chân răng khi lợi bị teo lại do sự di chuyển của lợi về phía chóp chân răng. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một, nhiều răng hoặc cả hàm, gây khó chịu cho người bệnh, cản trở hoạt động nhai, cắn và giao tiếp.

Hiện tượng tụt nướu răng | Nha khoa Tâm Như - Quận 10

Tụt lợi còn gây ra tình trạng mất xi măng chân răng, mòn cổ răng, lộ ngà răng và tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ và phát triển ở khu vực xung quanh chân răng, gây ê buốt răng, và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây tụt chân răng

Do các bệnh lý răng miệng:

Các bệnh lý như viêm nướu, viêm quanh răng,viêm nha chu... nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tụt lợi, sưng nhức lợi kèm theo chảy máu chân răng. Những bệnh lý này bắt nguồn từ các mảng bám xung quanh răng lâu ngày hình thành vôi răng, gây kích ứng và viêm nhiễm vùng nướu.

Hiện tượng tụt nướu răng | Nha khoa Tâm Như - Quận 10

Do cấu trúc răng

  • Lớp xương ổ răng quá mỏng, dễ bị sang chấn.
  • Sang chấn khớp cắn.
  • Răng bị lệch ra ngoài cung hàm.
  • Không trồng lại răng mới khi mất răng làm tiêu xương răng, gây tụt nướu.

Do trồng răng giả

Hiện tượng tụt chân răng cũng xảy ra sau 1 thời gian sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc bọc cầu răng sứ. Nguyên nhân có thể do:

  • Chất liệu mão sứ không rõ nguồn gốc, không an toàn, lâu ngày gây kích ứng và viêm nướu.
  • Bác sĩ tay nghề kém, mài răng không chuẩn theo tỉ lệ tạo khe hở giữa trụ răng thật và mão răng sứ, khiến thức ăn đọng lại khó làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, hình thành nên các mảng bám gây kích ứng và tụt nướu.
  • Mão sứ kim loại sau khi sử dụng 1 thời gian sẽ bị oxy hoá do axit và vi khuẩn tác động, gây kích ứng nướu và tụt nướu.
  • Sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc bọc cầu răng sứ do không có chân răng nên không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương ổ răng, dẫn đến sụt nướu răng.

Do tác động cơ học:

  • Chải răng bằng bàn chải lông cứng.
  • Chải răng không đúng cách.
  • Xỉa răng bằng tăm nhọn sau khi ăn.
  • Xương cá hoặc vỏ tôm, cua đâm vào nướu khi nhai không để ý.
  • Lực kéo của dụng cụ chỉnh nha khi niềng răng.

Hậu quả của tụt nướu chân răng

  • Làm mất xi măng chân răng, lộ ngà răng, hở kẽ răng, răng nhạy cảm và trông dài hơn, thức ăn dễ bám lại xung quanh răng, răng dễ bị ê buốt khi bị kích thích nóng, lạnh hoặc ăn đồ chua, ngọt.
  • Nếu kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm có thể khiến nướu không còn bám sát chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào chân răng, gây hỏng răng.
  • Mòn cổ răng sau một khoảng thời gian, răng dễ gặp chấn thương.
Liên hệ với Nha khoa Tâm Như
Liên hệ với Nha khoa Tâm Như

Bị tụt nướu chân răng phải làm sao?

Tuỳ theo thể trạng cơ thể và mức độ tụt nướu mà Bác sĩ có các chỉ định điều trị khác nhau như:

  • Ngậm máng Plastic có bôi gel Fluorid.
  • Dùng laser kết hợp với Fluorid.
  • Phủ mặt răng bằng Composite.
  • Phẫu thuật: vạt phần mềm lấy từ vòm miệng, ghép với vùng co lợi để che chân răng bị hở.
  • Đối với tình trạng tụt nướu do xương hàm đã bị tiêu, Bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương hàm để có thể trồng răng giả mới.

Các biện pháp phòng ngừa

  • Chải răng đúng cách, chải nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều dọc răng thay vì chải ngang, hạn chế tác động đến lợi.
  • Đánh răng đúng cách giúp phòng ngừa tụt mướu răng | Nha khoa Tâm Như - Quận 10
  • Chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa thay tăm xỉa răng.
  • Hạn chế dùng các thức ăn ngọt, dẻo, uống cà phê, rượu, bia.
  • Không hút thuốc lá.
  • Lấy cao răng và khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.
  • Trồng răng giả ngay sau khi mất răng để ngăn ngừa tình trạng tụt nướu răng do tiêu xương hàm. Nên sử dụng phương pháp trồng răng Implant thay cho hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ.
Cấy ghép Implant thay thế răng đã mất giúp phòng ngừa tụt mướu răng | Nha khoa Tâm Như - Quận 10

Với phương pháp trồng răng Implant, Khách hàng sẽ được cấy ghép trụ Implant được làm từ Titanium và xương hàm thay chân răng, bên trên là khớp nối Abutment có chức năng nối trụ Implant với răng sứ phục hình. Trụ Implant sẽ thay thế chân răng, tác động lực nhai lên xương hàm, tránh tiêu xương hàm và sụt nướu răng.

Hiện tượng tụt chân răng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống, giao tiếp của người bệnh. Do đó khi thấy bất kỳ dấu hiệu đau nhức về nướu hoặc răng miệng, người bệnh nên đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị răng tụt nướu phù hợp. Tránh chủ quan, ỷ y khiến bệnh trầm trọng, khó chữa hơn.

Thông tin liên hệ nha khoa TÂM NHƯ

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ Nha khoa Tâm Như – Nha khoa thẩm mỹ theo tiêu chuẩn Pháp.

Địa chỉ: 407/8 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. HCM.

Điện Thoại: 028.38.620.182

Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 0934.612.339

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - thứ 6: 8h - 20h

+ Thứ 7: 8h30 - 17h

+ Chủ nhật: Không làm việc.

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người

Yêu cầu tư vấn

Điều trị PRF là gì? Có bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra khi điều trị PRF không?

Điều trị PRF chính là dùng máu của chính bạn sau khi quay ly tâm thu được một vật liệu sinh học màu vàng và dày giống như thạch anh, đặt biệt giàu tiểu cầu được sử dụng trong các thủ thuật phẫu thuật nha khoa như: ghép xương, cấy ghép Implant, nhổ răng, điều trị nha chu,....


Có rất ít tác dụng phụ của điều trị PRF vì máu đến từ chính cơ thể bạn. Do đó, bệnh nhân không có nguy cơ bị phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc từ chối thủ thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông và các bệnh lý liên quan nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định liệu phương pháp điều trị này có phù hợp với họ hay không

Niềng răng Invisalign và chỉnh nha mắc cài loại nào tốt hơn ?

Niềng răng Invisalign hay chỉnh nha bằng mắc cài đều có sự tác động khác nhau đối với mỗi trường hợp răng riêng biệt. Cơ chế tác động của chỉnh nha Invisalign là ôm trọn bề mặt răng bằng khay Invisalign trong suốt. Do đó, loại hình chỉnh nha này phù hợp với các trường hợp răng to, răng thưa, răng bị hô, móm hay chen chúc,…


Đối tượng nên niềng răng Invisalign là du học sinh, người hay đi công tác nước ngoài, người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn chỉnh nha. Do loại khay niềng này ít gặp sai sót, sự cố hơn so với niềng răng mắc cài: dễ bị sút mắc cài, dây đâm vào các bộ phận trong khoang miệng,…

Có rất nhiều loại kem đánh răng để lựa chọn; Làm thế nào để tôi biết cái nào để sử dụng ?

. . .

Tôi không đủ khả năng chăm sóc nha khoa thường xuyên. Có một số tài nguyên có sẵn cho tôi ?

. . .

Tôi có một nỗi sợ hãi khủng khiếp khi đi đến nha sĩ. Tôi nên làm gì ?

. . .

Làm thế nào là X-quang nha khoa an toàn ?

Chất trám răng là gì, ai nên lấy chúng, và chúng tồn tại bao lâu ?

Zalo
back-to-top.png