Nha khoa Tâm Như

bệnh viêm nha chu

Nha khoa Tâm Như

Bệnh Viêm Nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

28-08-2020

Bệnh Viêm Nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Viêm Nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Viêm nha chu rất nguy hiểm nhưng lại dễ nhầm lẫn với triệu chứng viêm nướu thông thường. Vậy bệnh viêm nha chu là gì và cách điều trị như thế nào?

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể gây mất răng, tạo tâm lý tự ti khi cười nói. Vậy bệnh viêm nha chu là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào?


Nha chu là gì?

Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giúp răng vững chắc. Tổ chức này bao gồm: nướu răng, xương ổ răng, dây chằng, lợi và gai lợi (phần nhô ra của nha chu nằm ở phía dưới các răng).

Để răng được chắc khoẻ, nướu răng (phần có màu hồng nhạt ở dưới chân răng) phải ôm sát lấy răng, vừa để bảo vệ mô mềm nhạy cảm phía dưới, vừa ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó, xương ổ răng, dây chằng nối liền răng với xương hàm có nhiệm vụ giữ cho chân răng vững chắc.

Viêm nha chu là bệnh gì?

Viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm, gồm viêm lợi và viêm nha chu phá huỷ. Khi viêm nhiễm, các mô nha chu thường sưng đỏ, đau nhức.

Về lâu dài, nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, phát triển, phá huỷ xương ổ răng, hình thành các túi nha chu.

Bệnh nha chu ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai của răng. Viêm nha chu lâu ngày có thể gây ra đau nhức dữ dội, hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống.

viêm nha chu

Nguyên nhân gây ra viêm nha chu

Viêm nha chu xảy ra khi:

  • Vệ sinh răng miệng kém, không làm sạch các mảng bám ở kẻ răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ gây viêm nướu răng. Ngoài ra mảng bám tồn tại trong thời gian dài tạo ra vôi răng, gây kích thích nướu, nướu viêm đỏ, sưng, thậm chí là chảy máu chân răng khi chải răng hoặc dùng tăm xỉa.
  • Không lấy cao răng theo định kỳ khiến nướu bị viêm, lâu ngày chuyển sang viêm nha chu.
  • Hút thuốc lá.
  • Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì).
  • Hệ miễn dịch kém.
  • Hở kẻ răng do thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng đầu to và nhọn.
  • Mắc một số bệnh như tiểu đường, bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn...
Liên hệ với Nha khoa Tâm Như
Liên hệ với Nha khoa Tâm Như

Diễn biến quá trình viêm nha chu

Bệnh gồm 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Hình thành các mảng bám

Ở giai đoạn này, vi khuẩn có hại tích tụ lại ở chân răng, viền lợi và kẽ răng, bắt đầu hình thành các mảng bám gọi là vôi răng. Người bệnh thường không cảm thấy được dấu hiệu bất thường trong miệng.

mang bam voi rang

Giai đoạn 2: Bắt đầu viêm nhiễm

Theo thời gian, vôi răng gây kích thích nướu, khiến nướu sưng phồng, nhạy cảm và dễ chảy máu khi có tác động như chải răng, ăn uống, xỉa răng...

Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu

Giữa răng và nướu sẽ hình thành túi nha chu (túi mủ) chứa vi khuẩn và chất mủ.

Giai đoạn 4: Răng và ổ xương răng bị phá hủy

Các vi khuẩn tiếp tục tích tụ, sinh sôi và phát triển trong môi trường viêm nhiễm, làm phá huỷ khung xương ổ răng, khiến răng lung lay, lợi tụt xuống, dễ bị tổn thương.

Các triệu chứng thường gặp khi viêm nha chu

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường tiến triển âm thầm, rất khó phát hiện. Bệnh bắt đầu có những dấu hiệu rõ ràng hơn ở các giai đoạn sau qua các dấu hiệu:

  • Lợi răng chuyển từ màu hồng sang đỏ sẫm, bị sưng hoặc căng phồng, dễ chảy máu.
  • Răng đau nhức, răng bị ê buốt.
  • Nướu răng mềm, không bám chắc vào răng hoặc bị tụt nướu.
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Ở hai bên kẽ răng và chân răng xuất hiện các mảng bám.
viem nha chu mang bam

Cách điều trị viêm nha chu

Ở những ngày đầu, viêm nha chu có thể được điều trị bằng cách cạo sạch vôi răng để loại bỏ môi trường sinh sống của vi khuẩn, kết hợp với thăm khám thường xuyên để nha sỹ theo dõi tình trạng răng miệng.

Nếu tình trạng viêm nha chu đã tiến triển nặng, hình thành các túi nha chu, bệnh nhân sẽ được chỉ định bít, trám tuỷ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào chân răng và tuỷ răng.

Giai đoạn viêm nha chu nặng, không thể bảo tồn răng thật được nữa, Bác sĩ sẽ được chỉ định nhổ và tiến hành phục hình răng đã mất bằng cấy ghép Implant hoặc cầu răng sứ để tránh ảnh hưởng đến những răng xung quanh.

Những cách phát hiện sau răng dễ thấy nhất

Cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả

viem nha chu mang bam
  • Đánh răng đúng cách, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn thay vì chiều ngang vì có thể gây mòn men răng và gây chảy máu chân răng.
  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn, ít nhất 2 lần/ 1 ngày.
  • Dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng.
  • Dùng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng.
  • Sử dụng dung dịch súc miệng, nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám còn sót lại.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.

Bệnh viêm nha chu gây nhiều đau nhức, khó chịu, nếu không được chữa trị có thể gây hỏng răng, ổ xương răng bị phá huỷ...Vì vậy, bên cạnh giữ gìn vệ sinh răng miệng, bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị viêm nha chu hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ nha khoa TÂM NHƯ

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ Nha khoa Tâm Như – Nha khoa thẩm mỹ theo tiêu chuẩn Pháp.

Địa chỉ: 407/8 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. HCM.

Điện Thoại: 028.38.620.182

Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 0934.612.339

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - thứ 6: 8h - 20h

+ Thứ 7: 8h30 - 17h

+ Chủ nhật: Không làm việc.

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người

Yêu cầu tư vấn

Có rất nhiều loại kem đánh răng để lựa chọn; Làm thế nào để tôi biết cái nào để sử dụng ?

. . .

Tôi không đủ khả năng chăm sóc nha khoa thường xuyên. Có một số tài nguyên có sẵn cho tôi ?

. . .

Tôi có một nỗi sợ hãi khủng khiếp khi đi đến nha sĩ. Tôi nên làm gì ?

. . .

Chất trám răng là gì, ai nên lấy chúng, và chúng tồn tại bao lâu ?

Zalo
back-to-top.png