Nha khoa Tâm Như

Chảy máu chân răng

Nha khoa Tâm Như

Chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị vĩnh viễn

27-08-2020

Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Vĩnh Viễn

Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Vĩnh Viễn | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Chảy máu chân răng là tình trạng các mô mềm xung quanh răng bị xuất huyết. Vậy nguyên nhân gây chảy máu ở chân răng và cách điều trị như thế nào?

Chảy máu chân răng là tình trạng tổn thương các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng khiến các mạch máu bị vỡ gây xuất huyết. Tuy ít đau đớn nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm nha chu, viêm nướu... Vậy nguyên nhân gây chảy máu ở chân răng là gì? Cách chữa chảy máu chân răng như thế nào?


Nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường xuyên

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu ở chân răng, cụ thể như:

  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Va đập, chải răng không đúng cách khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng. Việc này lặp lại nhiều lần khiến các mô mềm ở chân răng rất khó phục hồi như ban đầu. Do đó, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến phần nướu răng bị chảy máu.
  • Viêm lợi chảy máu chân răng. Lợi bị viêm có màu đỏ sậm, sưng, mềm, dễ bị chảy máu và thường có mùi hôi.
  • Vôi răng quá dày, tích tụ nhiều vi khuẩn gây tổn thương mô nha chu.
  • Nguyên nhân gây chảy máu chân răng | Nha khoa Tâm Như - Quận 10
  • Thiếu vitamin C, vitamin K và canxi.
  • Là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như bệnh tiểu đường, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, các bệnh về gan, thận.
  • Sự thay đổi của nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ mang thai).

Cách chữa chảy máu chân răng

Chảy máu ở chân răng gây ra nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe răng miệng. Khi các mô nướu bị tổn thương, việc ăn nhai thường rất khó khăn. Không chỉ vậy, tình trạng viêm sưng, chảy máu kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như răng lung lay, rụng răng. Chảy máu răng càng nặng thời gian phục hồi các mô mềm càng lâu và chi phí điều trị càng cao. Vì vậy, không nên chủ quan hay tự ý áp dụng các phương pháp dân gian điều trị tại nhà.

Để khắc phục tình trạng này và điều trị dứt điểm, cách tốt nhất bạn nên thăm khám tại các địa chỉ nha khoa, bệnh viện chuyên về răng hàm mặt. Tại đây, các Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, chuẩn đoán nguyên nhân, đưa ra cách điều trị phù hợp như cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng, viêm nha chu, điều chỉnh chế độ ăn uống,... Cùng với đó sự tư vấn cho bạn cách chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Liên hệ với Nha khoa Tâm Như
Liên hệ với Nha khoa Tâm Như

Cách chăm sóc răng miệng phòng ngừa chảy máu ở chân răng

  • Nên uống nước tráng miệng sau bữa ăn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại. Lưu ý không sử dụng tăm, các vật nhọn chạm vào nướu răng vì có thể gây chảy máu, tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Đánh răng ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đánh răng đúng cách: sử dụng bàn chải lông mềm, kích thước vừa vặn với khoang miệng. Khi đánh răng, cần nghiêng bàn chải 45 độ, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Không chải răng theo chiều ngang vì sẽ gây mòn men răng và khiến các mạch máu dưới nướu bị tổn thương.
  • Đánh răng đúng cách giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng | Nha khoa Tâm Như - Quận 10
  • Hạn chế các loại thực phẩm, thức ăn cứng, dẻo.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất như cam, chanh, cà rốt, rau có màu xanh sẫm.
  • Lấy vôi răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám đã bị vôi hóa, các vi khuẩn gây hại nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Nếu tình trạng chảy máu ở chân răng thường xuyên, liên tục, cần thăm khám kịp thời để thăm khám, xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia.

Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang suy giảm, gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp ở nơi đông người. Vì vậy, điều trị chảy máu ở chân răng càng sớm càng tốt là việc vô cùng cần thiết nhằm hạn chế các diễn biến trầm trọng của bệnh, phục hồi chức năng của các mô mềm và khả năng ăn nhai của răng. Lưu ý, khi điều trị, cần lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Thông tin liên hệ nha khoa TÂM NHƯ

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ Nha khoa Tâm Như – Nha khoa thẩm mỹ theo tiêu chuẩn Pháp.

Địa chỉ: 407/8 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. HCM.

Điện Thoại: 028.38.620.182

Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 0934.612.339

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - thứ 6: 8h - 20h

+ Thứ 7: 8h30 - 17h

+ Chủ nhật: Không làm việc.

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người

Yêu cầu tư vấn

Điều trị PRF là gì? Có bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra khi điều trị PRF không?

Điều trị PRF chính là dùng máu của chính bạn sau khi quay ly tâm thu được một vật liệu sinh học màu vàng và dày giống như thạch anh, đặt biệt giàu tiểu cầu được sử dụng trong các thủ thuật phẫu thuật nha khoa như: ghép xương, cấy ghép Implant, nhổ răng, điều trị nha chu,....


Có rất ít tác dụng phụ của điều trị PRF vì máu đến từ chính cơ thể bạn. Do đó, bệnh nhân không có nguy cơ bị phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc từ chối thủ thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông và các bệnh lý liên quan nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định liệu phương pháp điều trị này có phù hợp với họ hay không

Niềng răng Invisalign và chỉnh nha mắc cài loại nào tốt hơn ?

Niềng răng Invisalign hay chỉnh nha bằng mắc cài đều có sự tác động khác nhau đối với mỗi trường hợp răng riêng biệt. Cơ chế tác động của chỉnh nha Invisalign là ôm trọn bề mặt răng bằng khay Invisalign trong suốt. Do đó, loại hình chỉnh nha này phù hợp với các trường hợp răng to, răng thưa, răng bị hô, móm hay chen chúc,…


Đối tượng nên niềng răng Invisalign là du học sinh, người hay đi công tác nước ngoài, người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn chỉnh nha. Do loại khay niềng này ít gặp sai sót, sự cố hơn so với niềng răng mắc cài: dễ bị sút mắc cài, dây đâm vào các bộ phận trong khoang miệng,…

Có rất nhiều loại kem đánh răng để lựa chọn; Làm thế nào để tôi biết cái nào để sử dụng ?

. . .

Tôi không đủ khả năng chăm sóc nha khoa thường xuyên. Có một số tài nguyên có sẵn cho tôi ?

. . .

Tôi có một nỗi sợ hãi khủng khiếp khi đi đến nha sĩ. Tôi nên làm gì ?

. . .

Làm thế nào là X-quang nha khoa an toàn ?

Chất trám răng là gì, ai nên lấy chúng, và chúng tồn tại bao lâu ?

Zalo
back-to-top.png