Nha khoa Tâm Như

dùng chỉ nha khoa đúng cách

Nha khoa Tâm Như

Hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa đúng cách

27-08-2020

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Chỉ Nha Khoa Đúng Cách

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Chỉ Nha Khoa Đúng Cách | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Học cách sử dụng chỉ nha khoa theo đúng kỹ thuật để tránh tổn thương nướu răng, nên thực hiện hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt nhất.

Bên cạnh việc đánh răng hàng ngày, các Bác sĩ nha khoa còn khuyên chúng ta nên kết hợp dùng chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chỉ nha khoa đúng kỹ thuật. Một số sai lầm khi sử dụng chỉ nha khoa cũng có thể gây tổn thương răng và nướu.


Chỉ nha khoa là gì?

Chỉ nha khoa được nhắc đến lần đầu tiên từ năm 1819 bởi nha sĩ người Mỹ tên Levi Spear Parmly. Năm 1962, chỉ nha khoa được cấp bằng sáng chế lần đầu tiên bởi Asahel M.Shurtleff, có hình thức gần giống với chỉ nha khoa hiện nay.

Chỉ tơ nha khoa là sợi dây mảnh, mềm, độ đàn hồi tốt, được làm từ nylon hoặc nhựa. Chỉ nha khoa được phân chia thành 2 loại:

  • Chỉ nha khoa đa sợi: được làm từ nhiều sợi nylon mảnh nhỏ, được bao phủ sáp hoặc không, có mùi thơm mát nhẹ, khá mảnh, đàn hồi tốt, dễ bị tưa và rách các sợi chỉ nhỏ khi thực hiện.
  • Chỉ nha khoa đơn sợi (còn được gọi là chỉ PTFE): được làm từ 1 sợi nhựa PTFE khá mảnh, khá trơn, đường kính nhỏ, dễ trượt qua kẽ răng, kể cả những kẽ răng hẹp, không dễ bị tưa khi sử dụng.
dùng chỉ nha khoa

Hiện nay, chỉ nha khoa được bán trên thị trường có 2 hình thức phổ biến:

  • Dạng cuộn tròn trong hộp nhỏ, người dùng có thể cắt ra theo độ dài phù hợp.
  • Dạng tăm với sợi chỉ ngắn được gắn cố định trên một cung nhỏ hình chữ C.

Tùy theo thói quen và sở thích, mỗi người có thể lựa chọn loại chỉ nha khoa phù hợp, không gây tổn hại nướu răng trong quá trình sử dụng.

Tất cả mọi người đều nên sử dụng chỉ nha khoa, kể cả trẻ em để loại bỏ mảng thức ăn thừa ở giữa các kẽ răng mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch được. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và sự tích tụ của các mảng bám. Dùng chỉ nha khoa, chúng ta có thể kiểm soát và làm sạch từng chiếc răng một, phòng ngừa hiệu quả các bệnh về nướu răng.

Hướng dẫn cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách

- Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 30 - 45 cm để thoải mái dịch chuyển giữa các khe răng.

- Cách kiểm soát chỉ: Quấn chặt sợi chỉ vào ngón giữa của 2 tay và giữ lại bằng ngón cái. Nên sử dụng ngón tay cái cho hàm răng trên, ngón giữa cho hàm răng dưới.

- Đối với hàm trên: đặt 2 ngón cái cách nhau khoảng 2.5 cm, đưa chỉ nha khoa vào kẽ răng, một ngón tay cái đứng yên và ngón cái kia thực hiện chuyển động lên, xuống dọc theo các răng, tạo thành chuyển động nhẹ nhàng loại bỏ vi khuẩn ra khỏi kẽ răng.

- Đối với hàm dưới: 1 ngón tay giữa giữ đứng yên, ngón giữa còn lại dịch chuyển lên, xuống giữa các răng, tương tự như hàm trên.

- Thời gian cho toàn bộ quá trình làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa mất 1 phút. Nên dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng, và nên súc miệng sau khi thực hiện xong.

- Nếu cảm thấy quá khó trong việc giữ sợi chỉ, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa dạng tăm rất hữu dụng.

Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách

Những sai lầm khi vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa

Quá mạnh tay: Nhiều người dùng chỉ nha khoa không quen nên dùng lực mạnh quá đà, sợi chỉ cắt vào nướu, gây tổn thương mô mềm, dẫn đến chảy máu hoặc tách chân bám của nướu với răng.

Quá tiết kiệm: Một đoạn chỉ ngắn nên được dùng để vệ sinh từng kẽ răng. Một số trường hợp vì tiết kiệm đã dùng chung một đoạn chỉ cho tất cả kẽ răng. Điều này vô tình làm vi khuẩn lan trên diện rộng, dễ gây ra tình trạng hôi miệng. Hơn nữa, độ dài sợi chỉ nha khoa nên trên 30 cm để dễ dàng kiểm soát.

Dùng loại chỉ to và xơ cứng: Sợi chỉ to, xơ cứng không khác gì tăm xỉa răng, nếu dùng lâu ngày có thể làm thưa răng. Thay vì vậy, bạn nên chọn loại chỉ nhỏ, mềm và mịn để tránh tổn thương men răng.

Mỗi chúng ta, hãy học cách sử dụng chỉ nha khoa theo đúng kỹ thuật và thực hiện hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt nhất.

Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách
Liên hệ với Nha khoa Tâm Như
Liên hệ với Nha khoa Tâm Như

Thông tin liên hệ nha khoa TÂM NHƯ

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ Nha khoa Tâm Như – Nha khoa thẩm mỹ theo tiêu chuẩn Pháp.

Địa chỉ: 407/8 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. HCM.

Điện Thoại: 028.38.620.182

Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 0934.612.339

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - thứ 6: 8h - 20h

+ Thứ 7: 8h30 - 17h

+ Chủ nhật: Không làm việc.

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người

Yêu cầu tư vấn

Điều trị PRF là gì? Có bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra khi điều trị PRF không?

Điều trị PRF chính là dùng máu của chính bạn sau khi quay ly tâm thu được một vật liệu sinh học màu vàng và dày giống như thạch anh, đặt biệt giàu tiểu cầu được sử dụng trong các thủ thuật phẫu thuật nha khoa như: ghép xương, cấy ghép Implant, nhổ răng, điều trị nha chu,....


Có rất ít tác dụng phụ của điều trị PRF vì máu đến từ chính cơ thể bạn. Do đó, bệnh nhân không có nguy cơ bị phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc từ chối thủ thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông và các bệnh lý liên quan nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định liệu phương pháp điều trị này có phù hợp với họ hay không

Niềng răng Invisalign và chỉnh nha mắc cài loại nào tốt hơn ?

Niềng răng Invisalign hay chỉnh nha bằng mắc cài đều có sự tác động khác nhau đối với mỗi trường hợp răng riêng biệt. Cơ chế tác động của chỉnh nha Invisalign là ôm trọn bề mặt răng bằng khay Invisalign trong suốt. Do đó, loại hình chỉnh nha này phù hợp với các trường hợp răng to, răng thưa, răng bị hô, móm hay chen chúc,…


Đối tượng nên niềng răng Invisalign là du học sinh, người hay đi công tác nước ngoài, người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn chỉnh nha. Do loại khay niềng này ít gặp sai sót, sự cố hơn so với niềng răng mắc cài: dễ bị sút mắc cài, dây đâm vào các bộ phận trong khoang miệng,…

Có rất nhiều loại kem đánh răng để lựa chọn; Làm thế nào để tôi biết cái nào để sử dụng ?

. . .

Tôi không đủ khả năng chăm sóc nha khoa thường xuyên. Có một số tài nguyên có sẵn cho tôi ?

. . .

Tôi có một nỗi sợ hãi khủng khiếp khi đi đến nha sĩ. Tôi nên làm gì ?

. . .

Làm thế nào là X-quang nha khoa an toàn ?

Chất trám răng là gì, ai nên lấy chúng, và chúng tồn tại bao lâu ?

Zalo
back-to-top.png