Nha khoa Tâm Như

cách xử lý răng bị mẻ tại nhà

Nha khoa Tâm Như

Nguyên nhân và cách xử lý răng bị mẻ tại nhà

24-09-2020

Nguyên Nhân và Cách Xử Lý Răng Bị Mẻ Tại Nhà

Nguyên Nhân và Cách Xử Lý Răng Bị Mẻ Tại Nhà | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Tình trạng mẻ răng gây cảm giác ê buốt, đau nhức kéo dài. Vậy nguyên nhân gây mẻ răng và cách xử lý răng bị mẻ tại nhà như thế nào?

Răng bị mẻ dẫn đến răng bị đau nhức, ê buốt, nhất là khi ăn uống. Mẻ răng nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý về răng miệng vô cùng nguy hiểm. Do vậy, tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử lý răng bị mẻ tại nhà phù hợp là điều rất cần thiết giúp hạn chế những hậu quả do mẻ răng gây ra.


Nguyên nhân gây mẻ răng

Nguyên nhân gây mẻ răng có thể là:

  • Chấn thương: Hàm va chạm mạnh vào một vật cứng hoặc có lực từ bên ngoài tác động vào gây nứt, mẻ răng.
  • Nghiến răng: Thói quen nghiến răng thường xuyên khi ngủ khiến răng bị mài mòn, yếu đi và dễ bị nứt, mẻ.
  • Cắn vật cứng: Khi bạn cố nhai hoặc cắn thức ăn quá cứng hoặc dùng răng để cắn, nạy đồ vật cứng cũng có thể gây ra tình trạng nứt, mẻ ở răng.
  • Bị mài mòn: Khi dùng những thực phẩm có tính axit cao như dưa chua, cam, chanh, dâu tây, cà phê, rượu... răng sẽ bị mài mòn tự nhiên, yếu và nhạy cảm hơn.
  • Thiếu Canxi: Ăn uống không điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu hụt Canxi ở răng, khiến răng dễ gãy, vỡ khi ăn nhai.
  • Bệnh lý: Nếu răng đang bị sâu, viêm nha chu, viêm tuỷ...thì răng cũng nhạy cảm hơn bình thường, dễ gây sứt mẻ khi nhai thức ăn.
Răng bị mẻ | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Những nguy hại khi răng bị mẻ

Răng bị mẻ rất nhạy cảm, yếu hơn so với các răng kế cận, gây nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai, đặc biệt với những răng đảm nhận chức năng quan trọng như răng cấm, răng nanh... Thức ăn trong quá trình nhai nếu không được nghiền nhỏ, khiến dạ dày, ruột phải hoạt động nhiều và mạnh hơn. Lâu ngày, gây ra một số bệnh tiêu hóa.

Tình trạng sứt mẻ ở răng rất dễ tiếp diễn do các mảng nứt ở răng khá yếu. Nguy hiểm hơn nếu trong quá trình ăn nhai, 1 mảnh răng nhọn vỡ ra và trôi theo thức ăn xuống các cơ quan tiêu hoá. Nếu chiếc răng bị mẻ là răng nanh hoặc răng cửa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của cả hàm và gây cản trở khi phát âm những âm cần bật hơi như “th”, “ph”, “s” ...

Răng bị nứt, mẻ có thể làm lộ ngà răng, khiến răng bị nhạy cảm, đau nhức do các kích thích từ bên ngoài đi vào các ống dẫn nhỏ li ti trên ngà răng. Ngoài ra, việc để lộ 1 phần của răng cũng khiến răng dễ bị vi khuẩn xâm nhập và hình thành các bệnh lý như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nha chu, áp xe răng...Hậu quả là gây mất răng hoàn toàn và phá huỷ đến các răng kế cận.

những nguy hại khi răng bị mẻ | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Cách xử lý răng bị mẻ tại nhà

Khi cảm thấy đau nhức hoặc cảm nhận răng vừa mới bị nứt, mẻ, bạn có thể xử lý như sau:

Khạc nhổ mảnh vỡ ra ngoài:

Nhổ các mảnh răng vỡ ra ngoài hoặc nhổ cả miếng thức ăn đang nhai có lẫn mảnh vỡ. Tránh tiếp tục nhai có thể khiến các mảnh vỡ làm tổn thương nướu. Bạn cũng không nên nuốt miếng thức ăn đang nhai bởi lúc này vẫn còn mảnh vỡ lẫn vào, sẽ gây nguy hiểm nếu mảnh vỡ sắc nhọn trôi theo thức ăn xuống các cơ quan tiêu hoá.

Không chạm vào gờ răng bị mẻ:

Không tự ý kiểm tra gờ răng bị mẻ bằng lưỡi hoặc tay, vì lúc này gờ răng khá bén, có khả năng làm đứt tay hoặc tổn thương lưỡi, nướu bên trong. Việc bạn nên làm lúc này là đặt 1 cục bông gòn vào phần răng bị vỡ rồi cắn chặt để tránh phần còn lại của chiếc răng mẻ tiếp xúc với các mô mềm xung quanh cũng như vi khuẩn và thức ăn ngấm vào gây nhiễm trùng.

Giữ lại các mảng răng bị vỡ:

Có thể Bác sĩ sẽ cần các mảnh vỡ để gắn lại vào răng. Hãy thu gom và giữ lại các mảnh vỡ, bảo quản chúng trong hộp kín với 1 ít sữa hoặc nước bọt. Bạn không nên tự ý gắn lại các mảnh vỡ vào răng, vì nếu không có thiết bị nha khoa chuyên dụng, có thể khiến bạn bị tổn thương nướu.

Súc miệng:

Khi răng bị vỡ, mẻ, phần còn lại của răng sẽ bị lộ ra ngoài, đó có thể là ngà răng, tuỷ răng hoặc phần nướu bên trong. Những phần này nếu bị vi khuẩn xâm nhập rất sẽ dễ tổn thương và nhiễm trùng. Do đó sau khi lấy hết các mảnh vỡ ra ngoài, bạn nên súc miệng lại thật sạch bằng nước muối loãng (nước muối sinh lý) rồi cắn lại 1 cục bông gòn mới.

Hẹn gặp bác sĩ:

Điều quan trọng cần làm sau khi phát hiện răng bị mẽ là lên lịch hẹn gặp Bác sĩ. Bạn nên đến Bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời xử lý những gờ răng sắc nhọn cũng như giảm thiểu khả năng các mô răng hở bị vi khuẩn xâm nhập, gây ra các bệnh lý về răng miệng.

Che phủ gờ răng sắc nhọn:

Nếu chưa thể đến gặp Bác sĩ ngay, hãy dùng sáp nha khoa (hoặc kẹo cao su không đường) để che phủ các gờ răng sắc nhọn tạm thời để tránh khả năng gây tổn thương đến các mô mềm bên trong miệng. Bạn có thể tìm mua sáp nha khoa ở các hiệu thuốc Tây.

Cẩn thận trong ăn uống:

Hãy cận thận trong các bữa ăn để tránh làm tổn thương phần răng còn lại. Bạn nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng như súp, cháo, bột, sinh tố... Tránh dùng những thực phẩm cứng, dai, dẻo, chua, cay, quá nóng hoặc quá lạnh. Hạn chế dùng phần hàm có chiếc răng bị vỡ để nhai để tránh việc gờ răng sắc nhọn có thể làm tổn thương nướu và lưỡi.

Tìm hiểu về các phương pháp điều trị:

Mài răng: Nếu chiếc răng của bạn chỉ bị vỡ 1 mảnh rất nhỏ thì khả năng cao phần gờ răng bị vỡ sẽ được mài nhẵn và đánh bóng. Việc mài răng sẽ ngăn ngừa khả năng những gờ nhọn có thể làm tổn thương các mô mềm trong miệng.

Trám lại vết nứt: Nếu đó chỉ là những vết nứt không quá sâu, răng của bạn sẽ được Bác sĩ trám lại bằng Amalgam bạc hoặc Plastic. Miếng trám này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn và thức ăn đọng lại bên trong vết nứt gây viêm nhiễm, sâu răng.

điều trị răng bị mẻ bằng cách trám răng

Gắn lại mảnh vỡ: Nếu răng bị mẻ 1 mảng lớn nhưng chưa gây hở chân răng hoặc tuỷ răng thì Bác sĩ có thể hàn gắn lại mảnh vỡ bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể thực hiện khi mảnh vỡ răng không bị sâu, được bảo quản tốt và chưa có dấu hiệu bị hỏng.

Nhổ và trồng răng mới: Nếu răng bị vỡ 1 mảng lớn gây hở tuỷ hoặc bị tổn thương nghiêm trọng, không còn khả năng phục hồi, Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và trồng răng mới. Có nhiều phương pháp phục hình răng bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên để ngăn ngừa triệt để những nguy hại về lâu dài do không có chân răng gây tiêu hõm xương hàm, trồi răng đối diện..., thì phương pháp cấy ghép Implant là lựa chọn tốt nhất.

Cách chăm sóc và phòng ngừa răng bị mẻ

Chăm sóc răng bị sức mẻ:

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng hai lần một ngày, vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên.

Sau khi răng bị mẻ, cần chú ý không cắn quá mạnh trên răng đó. Tùy thuộc vào số lượng răng bị sứt mẻ và phương pháp điều trị được thực hiện để khắc phục nó, nha sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi răng. Bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn.

chăm sóc răng bị sức mẻ

Phòng ngừa mẻ răng:

Không nhai đồ ăn cứng, không dùng răng để mở các vật cứng như nắp chai, hộp.

Nên điều trị kịp thời khi phát hiện sâu răng.

Tránh hoặc hạn chế các hoạt động mạnh, gây chấn thương hàm mặt. Đeo máng bảo vệ hàm khi chơi thể thao, đeo máng bảo vệ răng nếu đi ngủ bị nghiến răng.

Nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn uống để trung hòa axit gây hại trong miệng.

Mẻ răng là vấn đề không ai muốn gặp phải, khi điều trị răng mẻ cũng phụ thuộc vào vị trí của răng trên cung hàm và mức độ tổn thương mô răng.

Để tránh hậu quả đáng tiếc về sau, bạn cần điều trị sớm, ngay khi răng mới bị mẻ để tránh nguy cơ răng bị tổn thương nhiều hơn.

Liên hệ với Nha khoa Tâm Như
Liên hệ với Nha khoa Tâm Như

Thông tin liên hệ nha khoa TÂM NHƯ

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ Nha khoa Tâm Như – Nha khoa thẩm mỹ theo tiêu chuẩn Pháp.

Địa chỉ: 407/8 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. HCM.

Điện Thoại: 028.38.620.182

Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 0934.612.339

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - thứ 6: 8h - 20h

+ Thứ 7: 8h30 - 17h

+ Chủ nhật: Không làm việc.

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người

Yêu cầu tư vấn

Điều trị PRF là gì? Có bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra khi điều trị PRF không?

Điều trị PRF chính là dùng máu của chính bạn sau khi quay ly tâm thu được một vật liệu sinh học màu vàng và dày giống như thạch anh, đặt biệt giàu tiểu cầu được sử dụng trong các thủ thuật phẫu thuật nha khoa như: ghép xương, cấy ghép Implant, nhổ răng, điều trị nha chu,....


Có rất ít tác dụng phụ của điều trị PRF vì máu đến từ chính cơ thể bạn. Do đó, bệnh nhân không có nguy cơ bị phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc từ chối thủ thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông và các bệnh lý liên quan nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định liệu phương pháp điều trị này có phù hợp với họ hay không

Niềng răng Invisalign và chỉnh nha mắc cài loại nào tốt hơn ?

Niềng răng Invisalign hay chỉnh nha bằng mắc cài đều có sự tác động khác nhau đối với mỗi trường hợp răng riêng biệt. Cơ chế tác động của chỉnh nha Invisalign là ôm trọn bề mặt răng bằng khay Invisalign trong suốt. Do đó, loại hình chỉnh nha này phù hợp với các trường hợp răng to, răng thưa, răng bị hô, móm hay chen chúc,…


Đối tượng nên niềng răng Invisalign là du học sinh, người hay đi công tác nước ngoài, người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn chỉnh nha. Do loại khay niềng này ít gặp sai sót, sự cố hơn so với niềng răng mắc cài: dễ bị sút mắc cài, dây đâm vào các bộ phận trong khoang miệng,…

Có rất nhiều loại kem đánh răng để lựa chọn; Làm thế nào để tôi biết cái nào để sử dụng ?

. . .

Tôi không đủ khả năng chăm sóc nha khoa thường xuyên. Có một số tài nguyên có sẵn cho tôi ?

. . .

Tôi có một nỗi sợ hãi khủng khiếp khi đi đến nha sĩ. Tôi nên làm gì ?

. . .

Làm thế nào là X-quang nha khoa an toàn ?

Chất trám răng là gì, ai nên lấy chúng, và chúng tồn tại bao lâu ?

Zalo
back-to-top.png