Nha khoa Tâm Như

niềng răng mắc cài

Nha khoa Tâm Như

Niềng răng mắc cài

17-09-2020

Niềng Răng Mắc Cài Tại Nha Khoa Tâm Như

Bọc răng sứ bằng công nghệ CAD/CAM Tại Nha Khoa Tâm Như - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh

Niềng răng mắc cài là một thuật ngữ dùng trong nha khoa, ý chỉ phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ được gọi là mắc cài.

Khi thực hiện phương pháp này, Nha sĩ sẽ gắn các mắc cài lên răng của bạn, giữa các mắc cài sẽ được liên kết với nhau bởi một dây cung và dây cung này có nhiệm vụ tạo lực để kéo các răng di chuyển về đúng vị trí như mong muốn.


Các loại niềng răng mắc cài phổ biến hiện nay

Hiện nay, niềng răng mắc cài bao gồm các loại sau:

  • Mắc cài kim loại.
  • Mắc cài sứ.
  • Mắc cài tự khóa.

Mỗi loại mắc cài đều sở hữu những đặc điểm, tính năng khá riêng biệt. Dựa vào tình trạng răng, yêu cầu cũng như điều kiện của khách hàng mà các bác sĩ sẽ đưa ra loại mắc cài niềng răng phù hợp.

Mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại là loại mắc cài đầu tiên được sử dụng trong chỉnh nha. Mài cài có thể được làm bằng vàng, bạc hoặc thép không gỉ. Loại mắc cài này có độ bền cao, chịu được lực kéo rất lớn, khó bị gãy vỡ khi niềng chỉnh và tăng lực, mang lại kết quả niềng răng nhanh chóng.

Tuy nhiên, mắc cài kim loại không có tính thẩm mỹ cao, có thể đem lại cảm giác khó chịu khi mới mang, hơn nữa người sử dụng còn phải tránh những thứ có thể dính vào niềng răng như đồ ăn cứng, kẹo dẻo. Bên cạnh đó, mắc cài kim loại có thể gây kích ứng nướu răng và má, không phù hợp với những người bị dị ứng với kim loại.

Niềng răng mắc cài kim loại - Nha khoa Tâm Như - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh

Mắc cài sứ:

Mắc cài sứ được làm bằng hợp kim gốm cùng với một vài loại vật liệu vô cơ khác, sau đó dây thun và dây cung môi sẽ được đeo vào để định hình và tăng lực kéo. Loại mắc cài này có màu giống với màu của răng thật nên khó bị người khác nhìn thấy, là lựa chọn thích hợp cho những người yêu cầu thẩm mỹ khi niềng răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng mắc cài sứ để niềng răng vì chúng không thích hợp với những trường hợp có hàm cắn sâu.

Niềng răng mắc cài sứ - Nha khoa Tâm Như - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh

Mắc cài tự khóa:

Mắc cài tự khóa là phương pháp niềng răng mới, không cần sử dụng dây thun, buộc kẽm mà thay bằng hệ thống nắp trượt hoặc cánh kim loại để đậy và giữ dây trong mắc cài, làm giảm lực ma sát, giúp Bác sĩ điều chỉnh và kiểm soát lực cố định hàm tốt hơn, sử dụng lực nhẹ hơn, dây ít bị biến dạng. Thời gian điều trị bằng loại niềng răng mắc cài này cũng rất nhanh chóng.

Niềng răng mắc cài tự khóa - Nha khoa Tâm Như - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh

So sánh giữa mắc cài kim loại và mắc cài sứ

Khi đến lúc làm thẳng răng, bạn sẽ thấy có nhiều lựa chọn từ bác sĩ chỉnh nha của mình. Các lựa chọn phổ biến nhất là niềng răng, nhưng ngay cả khi đó, vẫn có nhiều loại niềng răng. Hai trong số những lựa chọn niềng răng mắc cài phổ biến hiện nay là mắc cài kim loại và mắc cài sứ. Cả hai loại niềng răng này đều có ưu và nhược điểm, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu sự khác biệt khi làm việc với bác sĩ chỉnh nha của bạn về kế hoạch điều trị. Dưới đây là ưu nhược điểm của cả mắc cài kim loại và mắc cài sứ.

So sánh giữa mắc cài kim loại và mắc cài sứ

Niềng răng kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là điều mà mọi người thường nghĩ đến khi nghĩ đến niềng răng. Chúng là những giá đỡ kim loại làm bằng thép không gỉ cao cấp được gắn vào răng và thường được giữ cố định bằng dây thun. Mặc dù chúng vẫn còn rõ ràng như mọi khi, những phát triển mới trong niềng răng mắc cài kim loại đã giúp chúng thoải mái hơn, dễ dàng hơn để làm sạch và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Dưới đây là ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại.

Ưu điểm:

  • Lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất trong tất cả các phương pháp điều trị làm thẳng răng.
  • Chúng là loại mắc cài bền nhất và khó bị hư hại hơn, vì vậy bạn không cần phải quá cẩn thận về những gì bạn ăn.
  • Dây đeo có nhiều màu sắc giúp bạn thể hiện cá tính của mình.

Nhược điểm:

  • Chúng không hấp dẫn và có thể khiến người mặc cảm thấy thiếu tự tin.
  • Chúng có thể gây kích ứng nướu.

Niềng răng sứ

Niềng răng mắc cài sứ, còn được gọi là “niềng răng trong suốt” và được làm bằng chất liệu sứ bắt chước màu răng của bạn. Chúng có cùng kích thước, hình dạng và được thiết lập như mắc cài kim loại, nhưng màu trong khiến vẻ ngoài của chúng ít được chú ý hơn. Với niềng răng mắc cài sứ, bạn cũng sẽ có dây cung, mắc cài rõ ràng giúp thu gọn lại tình trạng móm.

Ưu điểm:

  • Ít gây chú ý hơn so với mắc cài kim loại vì chúng hòa lẫn vào màu răng.
  • Chúng ít đau và khó chịu hơn các lựa chọn khác.
  • Người đeo có xu hướng cảm thấy tự tin hơn với mắc cài sứ hơn mắc cài kim loại.

Nhược điểm:

  • Mắc cài sứ mỏng manh hơn kim loại nên quá trình điều trị có thể lâu hơn.
  • Chân đế dễ bị ố vàng, có nghĩa là bạn sẽ bị hạn chế ăn uống và phải chăm chỉ hơn trong việc lau chùi.

Tại sao nên chọn niềng răng mắc cài

Di chuyển răng nhanh, ổn định:

Các mắc cài được gắn cố định trên răng và các dây cung giúp tạo lực kéo đồng đều nên quá trình di chuyển răng sẽ nhanh hơn và ổn định hơn, giúp Khách hàng nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp như mong muốn.

Giảm tối đa đau nhức:

Các loại mắc cài hiện đại có thể kiểm soát được lực ma sát trên răng, giúp răng không bị yếu hay mòn men mà có sự dịch chuyển hài hòa, không thay đổi lực và không bị bung buộc mắc cài, từ đó giảm tối đa tình trạng ê buốt răng sau khi chỉnh nha.

Không ảnh hưởng đến xương hàm:

Mắc cài và dây cung sẽ tạo ra một lực kéo ổn định, hơn nữa, nếu kết hợp với những chỉ định tái khám để thay thun và điều chỉnh mắc cài đúng thời điểm theo Nha sĩ thì xương hàm sẽ có những khoảng nghỉ để tái tạo. Do đó, dù răng có di chuyển theo hướng nào đi nữa thì xương hàm vẫn có thể thích nghi được và không bị tổn hại gì.

Hạn chế được các bệnh lý về răng miệng:

Những trường hợp răng mọc lệch lạc, khấp khểnh thì việc vệ sinh răng miệng gặp rất nhiều khó khăn, thức ăn và mảng bám không được làm sạch lâu ngày sẽ gây nên các bệnh về răng như: sâu răng, viêm nướu, hôi miệng… Do đó, niềng răng thành công sẽ giúp bạn tránh được các bệnh lý về răng miệng hiệu quả.

Trám răng thẩm mỹ tại nha khoa Tâm Như

"Chúng tôi biến đổi nụ cười của bạn, bạn chuyển đổi cuộc sống của mình"

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể được hưởng lợi từ điều trị chỉnh nha. Răng khấp khểnh, mọc chen chúc hoặc chìa ra ngoài đều ảnh hưởng đến hình dáng và công việc của răng. Điều trị chỉnh nha không chỉ cải thiện vẻ ngoài của nụ cười mà còn cả sức khỏe của bạn.

Răng thẳng dễ làm sạch hơn và ít bị sâu răng hoặc bị thương hơn. Nếu bạn không hài lòng với kiểu dáng hoặc công việc của răng, điều trị chỉnh nha có thể hữu ích.

Thời gian niềng răng mắc cài là bao nhiêu?

Thời gian niềng răng mắc cài của từng khách hàng là không giống nhau vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ phức tạp và tình trạng răng của từng trường hợp cụ thể, phương pháp điều trị và đặc biệt là tay nghề chuyên sâu của Nha sĩ. Do đó, để biết chính xác khoảng thời gian chỉnh nha là bao lâu thì bạn hãy đến trực tiếp phòng khám nha khoa uy tín, Bác sĩ sẽ lên chi tiết kế hoạch điều trị và tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn. Thông thường, thời gian niềng răng trung bình từ 18 – 24 tháng.

Quy trình niềng răng tại nha khoa Tâm Như

Quá trình niềng răng tốn khá nhiều thời gian và cần sự hợp tác, tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian trung bình cho một ca niềng răng hoàn chỉnh phải từ 2 – 3 năm, với các qui trình như sau:

Bước 1: Khám lâm sàng/ khám và chụp phim

Nha khoa Tâm như, có trang bị đầy đủ các thiết bị chụp phim toàn cảnh và phim sọ nghiêng; phần mềm vi tính để thu thập dữ liệu và phân tích chính xác tình trạng lệch lạc các răng và hàm; trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu làm đẹp chỉnh sửa khuôn mặt, nụ cười và thực hiện chức năng khớp thái dương, cơ hàm.

Việc phân tích trên máy tính các hình ảnh chuyên sâu, sau đó sử dụng phần mềm thiết kế chỉnh nha lên kế hoạch từng bước thực hiện …sẽ giúp người niềng răng hiểu rõ được tình trạng răng hàm của mình, và hiểu rõ được quá trình điều trị biến đổi như thế nào; đem lại kết quả cuối cùng ra sao trong bao lâu.

Bước 2: Lập kế hoạch điều trị và tư vấn thực hiện

Sau khi phân tích và đánh giá tình trạng cần chỉnh nha, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Các phương pháp niềng răng thường được phân loại theo loại mắc cài sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm và điều kiện thời gian, chi phí bao gồm: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự khóa, mắc cài mặt lưỡi. Tuy nhiên, có một phương pháp niềng răng mới không mắc cài là Invisalign (sử dụng bộ chỉnh hàm tháo lắp trong suốt).

Việc tư vấn cũng rất quan trọng để người niềng răng hiểu rõ được quá trình niềng sẽ diễn ra như thế nào và đặc biệt người niềng răng phải làm và tuân thủ điều gì trong quá trình điều trị. Sự hợp tác, tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia nha khoa là vô cùng cần thiết.

Bước 3: Cạo vôi răng (clean răng)

Đây là bước cơ bản để làm sạch răng miệng, loại bỏ các chất tồn đọng để tránh nguy cơ gây ra bất kỳ vấn đề nào của răng miệng. Vì quá trình niềng răng việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra tất cả các trường hợp có tổn thương về răng như răng sâu, răng vỡ,..phải được xử lý xong để răng miệng ở tình trạng khỏe nhất.

Quy trình niềng răng mắc cài tại Nha khoa Tâm Như

Bước 4: Lắp mắc cài

Là việc gắn các dụng cụ niềng răng như mắc cài; dây cung, neo chặn lên răng và bắt đầu một quá trình dài với việc mang theo “1 số vật lạ” trong miệng của mình.

Bước 5: Đeo mắc cài và tài khám

Sau khi lắp mắc cài việc tái khám sẽ được thực hiện định kỳ, độ dài của mỗi kỳ tùy theo tình trạng của từng ca, và giai đoạn của quá trình niềng răng. Thường thì càng các giai đoạn sau thì định kỳ tái khám sẽ dài hơn, kỳ tái khám có thể là 7 ngày; 2 tuần hay 1 tháng, ....

Trong mỗi lần tái khám mắc cài, dây cung, neo chặn sẽ được điều chỉnh…hay đối với trường hợp niềng răng Invisalign là thay bộ chỉnh hàm; việc chụp hình ảnh cũng được thực hiện để đánh giá mức độ tiến triển và để cho người niềng răng thấy và so sánh được kết quả chỉnh nha so với ban đầu.

Bước 6: Tháo mắc cài

Sau khi tháo mắc cài, quá trình niềng răng vẫn chưa kết thúc. Có nghĩa là răng hàm có đẹp, và khỏe hay không phụ thuộc vào rất nhiều việc chúng ta có tuân thủ việc chăm sóc răng sau khi niềng không.

Trong nhiều trường hợp, hàm duy trì được sử dụng sau khi tháo mắc cài để duy trì và giữ đúng vị trí cho răng. Hàm duy trì làm bằng nhựa cứng giữ răng khỏi những di chuyển để tránh tái phát sau khi niềng răng.

Độ tuổi thích hợp để niềng răng thẩm mỹ

Lứa tuổi dậy thì từ 9 - 14 tuổi là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành niềng răng, vì:

  • Xương hàm bắt đầu phát triển và chưa hoàn thiện hẳn.
  • Giảm đau nhức, rút ngắn thời gian điều trị cũng như tiết kiệm chi phí.

Từ đó, việc thực hiện niềng răng thẩm mỹ giúp sắp xếp và nắn chỉnh răng dễ dàng hơn, đúng kế hoạch điều trị và đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt hơn.

Kỹ thuật niềng răng thẩm mỹ cũng có thể áp dụng với các trường hợp ở độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, do xương hàm đã phát triển hoàn thiện nên việc nắn chỉnh răng sẽ khó khăn hơn và thời gian để đưa răng về vị trí mong muốn cũng kéo dài hơn rất nhiều.

Nụ cười tự tin và khỏe mạnh sau khi trám răng thẩm mỹ

Các dịch vụ khác

  • Chỉnh nha trong suốt Smilers

    Chỉnh nha trong suốt Smilers

    Máng chỉnh nha trong suốt Smilers® là thiết bị chỉnh nha được thiết kế để điều chỉnh sự thẳng hàng của răng bạn. Bộ chỉnh nha Smilers® được sản xuất 100% tại Pháp.

  • Chỉnh nha trong suốt Invisalign

    Chỉnh nha trong suốt Invisalign

    Invisalign là phương pháp niềng răng công nghệ Mỹ, sử dụng hàng loạt những khay trong suốt, có khả năng dịch chuyển răng dần dần đến vị trí mong muốn.

Yêu cầu tư vấn

Điều trị PRF là gì? Có bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra khi điều trị PRF không?

Điều trị PRF chính là dùng máu của chính bạn sau khi quay ly tâm thu được một vật liệu sinh học màu vàng và dày giống như thạch anh, đặt biệt giàu tiểu cầu được sử dụng trong các thủ thuật phẫu thuật nha khoa như: ghép xương, cấy ghép Implant, nhổ răng, điều trị nha chu,....


Có rất ít tác dụng phụ của điều trị PRF vì máu đến từ chính cơ thể bạn. Do đó, bệnh nhân không có nguy cơ bị phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc từ chối thủ thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông và các bệnh lý liên quan nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định liệu phương pháp điều trị này có phù hợp với họ hay không

Niềng răng Invisalign và chỉnh nha mắc cài loại nào tốt hơn ?

Niềng răng Invisalign hay chỉnh nha bằng mắc cài đều có sự tác động khác nhau đối với mỗi trường hợp răng riêng biệt. Cơ chế tác động của chỉnh nha Invisalign là ôm trọn bề mặt răng bằng khay Invisalign trong suốt. Do đó, loại hình chỉnh nha này phù hợp với các trường hợp răng to, răng thưa, răng bị hô, móm hay chen chúc,…


Đối tượng nên niềng răng Invisalign là du học sinh, người hay đi công tác nước ngoài, người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn chỉnh nha. Do loại khay niềng này ít gặp sai sót, sự cố hơn so với niềng răng mắc cài: dễ bị sút mắc cài, dây đâm vào các bộ phận trong khoang miệng,…

Có rất nhiều loại kem đánh răng để lựa chọn; Làm thế nào để tôi biết cái nào để sử dụng ?

. . .

Tôi không đủ khả năng chăm sóc nha khoa thường xuyên. Có một số tài nguyên có sẵn cho tôi ?

. . .

Tôi có một nỗi sợ hãi khủng khiếp khi đi đến nha sĩ. Tôi nên làm gì ?

. . .

Làm thế nào là X-quang nha khoa an toàn ?

Chất trám răng là gì, ai nên lấy chúng, và chúng tồn tại bao lâu ?

Zalo
back-to-top.png