Nha khoa Tâm Như

điều trị nha chu

viêm nha chu

Điều trị Nha chu

01-01-2020

 Điều Trị Bệnh Nha Chu Tại Nha Khoa Tâm Như

benh nha chu

 

Viêm nha chu rất nguy hiểm nhưng lại dễ nhầm lẫn với triệu chứng viêm nướu thông thường. Vậy bệnh viêm nha chu là gì và cách điều trị như thế nào?

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể gây mất răng, tạo tâm lý tự ti khi cười nói. Vậy bệnh viêm nha chu là gì? Cách điều trị như thế nào?


Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu (hay bệnh nướu răng) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (vi sinh vật) ảnh hưởng và phá hủy các mô bao quanh và nâng đỡ răng (nha chu). Các mô liên quan là nướu, các sợi gắn (dây chằng hoặc nha chu) và xương nâng đỡ răng.

Các bệnh nha chu, cùng với sâu răng, là những bệnh nhiễm trùng chính của khoang miệng.

7 dấu hiệu của bệnh

  • Nướu đỏ và sưng lên.
  • Chảy máu răng.
  • Hơi thở hôi liên tục.
  • Khe hở bắt đầu xuất hiện giữa các răng.
  • Một hoặc nhiều răng bắt đầu lung lay.
  • Tụt nướu (lộ chân răng).
  • Đau lan tỏa, khó chịu ở nướu và cảm giác bực tức xuất hiện

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số nhưng dấu hiệu trên, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 028 38 620 182 hoặc để lại tin nhắn tại đây để đặt lịch hẹn.

Các giai đoạn khác nhau của bệnh nha chu:

viêm nha chu giai đoạn 1

Giai đoạn 1: Viêm lợi

Để duy trì một hàm răng khỏe mạnh, điều cần thiết là phải đảm bảo sức khỏe của nướu và loại bỏ các mảng bám cao răng dưới nướu.

viêm nha chu giai đoạn 2

Giai đoạn 2: Viêm nha chu sớm

Tình trạng viêm không được điều trị có thể làm hỏng răng vĩnh viễn. Để không xảy ra điều đó, chúng tôi thực hiện chế độ chăm sóc thích hợp nhằm mục đích ngăn chặn quá trình và bảo tồn bền vững sức khỏe răng miệng của bạn.

viêm nha chu giai đoạn 3

Giai đoạn 3: Viêm nha chu vừa phải

Bệnh nha chu hay viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn biểu hiện bằng chảy máu nướu, tụt nướu và tiêu xương quanh răng có thể là nguyên nhân của di động răng.

viêm nha chu giai đoạn 4

Giai đoạn 4: Viêm nha chu tiến triển

Mảng bám răng và cao răng là tác nhân gây bệnh nha chu vì chúng là chỗ dựa cho vi khuẩn gây ra hiện tượng này

Mối liên quan giữa bệnh nha chu và các bệnh lý trên cơ thể

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nha chu có liên quan đến một số bệnh khác. Trong một thời gian dài, người ta cho rằng vi khuẩn là yếu tố liên kết bệnh nha chu với các bệnh khác trong cơ thể; tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh rằng chứng viêm có thể là nguyên nhân của mối liên hệ này. Do đó, điều trị viêm có thể không chỉ giúp kiểm soát các bệnh nha chu mà còn có thể giúp kiểm soát các tình trạng viêm mãn tính khác.

Bệnh tiểu đường

Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh nha chu đi theo cả hai chiều

- Những người bị bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị bệnh nha chu hơn những người không bị bệnh tiểu đường, có thể là do những người bị bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn.

- Bệnh nha chu có thể khiến những người mắc bệnh tiểu đường khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn

Bệnh tim

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nha chu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và có thể làm trầm trọng thêm các bệnh tim hiện có.

bệnh nha chu làm tăng nguy cơ matwsc bệnh tim

Đột quỵ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người được chẩn đoán mắc chứng thiếu máu cục bộ mạch máu não cấp tính có nhiều khả năng bị nhiễm trùng miệng hơn so với những người trong nhóm đối chứng.

Loãng xương

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra mối liên hệ giữa loãng xương và mất xương hàm. Các nghiên cứu cho rằng loãng xương có thể dẫn đến mất răng vì mật độ xương nâng đỡ răng có thể bị giảm, đồng nghĩa với việc răng không còn nền tảng vững chắc.

Bệnh hô hấp

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi khuẩn phát triển trong khoang miệng có thể bị hút vào phổi để gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, đặc biệt là ở những người bị bệnh nha chu.

Ung thư

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đàn ông bị bệnh nướu răng có nguy cơ bị ung thư thận cao hơn 49%, khả năng bị ung thư tuyến tụy cao hơn 54% và khả năng bị ung thư máu cao hơn 30%.

Điều trị nha chu - Điều gì sẽ xảy ra

Bệnh nha chu rất nguy hiểm nhưng có thể được kiểm soát và ổn định bằng cách điều trị qua nhiều giai đoạn

  • Điều trị căn nguyên bao gồm loại bỏ mảng bám và cao răng bằng cách học các kỹ thuật vệ sinh răng miệng cụ thể, bằng cách tẩy cặn và tái tạo bề mặt chân răng.
  • Điều trị ngoại khoa chỉ can thiệp vào những tổn thương nặng hơn và bao gồm làm sạch sâu dưới gây mê để tiếp cận trực tiếp với tổn thương và trong một số trường hợp có thể lấp đầy những tổn thương này.
  • Khi bệnh đã ổn định, bắt buộc phải đặt chế độ theo dõi thường xuyên, điều trị dự phòng (6 tháng / lần) để tránh tái phát.

điều trị nha chu được thực hiện qua nhiều giai đoạn

Điều trị nha chu không đau và can thiệp tối thiểu tại Nha khoa Tâm Như

Việc điều trị nha chu bằng thuốc rất đơn giản, giống như bạn thực hiện đánh răng hằng ngày, nhưng thay vì bạn sử dụng kem đánh răng, bệnh nhân sẽ sử dụng hỗn hợp thuốc điều trị nha chu để đánh răng và kẽ răng.

Không chỉ là điều trị, nha sĩ của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các chăm sóc răng miệng đúng cách, dần dần bạn sẽ thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày của mình. Thật đáng mong đợi phải không?

Điều trị nha chu bằng thuốc là 1 sự hợp tác, vai trò của bạn cũng quan trọng như công việc của nha sĩ.

  • Bạn là kiểm soát mảng bám vi khuẩn trên nướu hàng ngày.
  • Nha sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát mảng bám và vôi răng dưới nướu.

Cảm giác bạn đánh răng bằng thuốc nha chu sẽ khó chịu, đau đớn (nhất là với các trường hợp bệnh nặng) và bạn muốn dừng lại ngay vì không chịu được. Đừng nãn lòng! Điều đó cho thấy thuốc đang có tác dụng, cũng giống như bạn bị trầy ở da và phải bôi oxy già để sát khuẩn. Thật đau đớn phải không? Nhưng nếu bạn vượt qua, bạn sẽ cải thiện được vấn đề nha chu của mình. Đó là lời khẳng định từ chúng tôi.

Chúng tôi đòi hỏi những bệnh nhận mắc bệnh “nha chu” một sự hợp tác tuyệt đối: chúng tôi buộc phải ngưng điều trị những bệnh nhân không hợp tác, vì chúng tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi thất bại: mất thời gian (và tiền bạc) của tất cả mọi người...Chúng tôi, không thể chữa lành cho bạn nếu không có ở bạn sự hợp tác chặt chẽ và 2 lần đánh răng bằng thuốc nha chu đều đặn mỗi ngày!

Các dịch vụ khác

  • Điều trị tủy răng

    Điều trị tủy răng

    Điều trị tủy răng (hay điều trị nội nha) là một quy trình giúp lấy sạch tủy răng bị tổn thương, trám kín lại ống chứa tủy và phục hồi răng. Mỗi răng trên cung hàm được nuôi dưỡng bởi 1 hệ thống mạch máu & thần kinh gọi là tủy răng.

  • Phục hình răng sâu

    Phục hình răng sâu

    Khi răng bị sâu, ngoài việc điều trị nạo bỏ mô răng sâu không thể không tính đến giải pháp phục hồi lại răng bằng những cách như bọc sứ và trám răng Inlay/Onlay.

  • Khám răng và vệ sinh định kỳ

    Khám răng và vệ sinh định kỳ

    Khám răng và vệ sinh răng miệng tại nha khoa Tâm Như định kỳ mỗi 6 tháng một lần để giữ nụ cười của bạn luôn đúng hướng, phòng ngừa và phát hiện sớm các vần đề răng miệng của bạn.

  • Nhổ răng thường

    Nhổ răng thường

    Nhổ răng là một dịch vụ nha khoa tổng quát thông thường, nơi một chiếc răng được lấy ra khỏi miệng.

  • Tiểu phẫu răng khôn

    Tiểu phẫu răng khôn

    Răng khôn mọc ở tuổi trưởng thành ở lứa tuổi 17 – 25 tuổi, lúc này xương hàm đã ngừng tăng trưởng nên răng không đủ chỗ mọc dẫn đến lệch lạc như mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngầm,... gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

  • Nha khoa trẻ em

    Nha khoa trẻ em

    Nha khoa trẻ em là chăm sóc và phòng ngừa các bệnh về răng miệng ở trẻ em và chỉnh nha sớm giúp phòng ngừa tình trạng răng và hàm mọc lệch lạc sau này. Có một hàm răng đẹp được ví như một tài sản vô giá của mỗi người, vì vậy hãy quan tâm đến răng miệng của bé sớm và thực tốt theo lời khuyên của bác sĩ.

Yêu cầu tư vấn

Có rất nhiều loại kem đánh răng để lựa chọn; Làm thế nào để tôi biết cái nào để sử dụng ?

. . .

Tôi không đủ khả năng chăm sóc nha khoa thường xuyên. Có một số tài nguyên có sẵn cho tôi ?

. . .

Tôi có một nỗi sợ hãi khủng khiếp khi đi đến nha sĩ. Tôi nên làm gì ?

. . .

Chất trám răng là gì, ai nên lấy chúng, và chúng tồn tại bao lâu ?

Zalo
back-to-top.png