Nha khoa Tâm Như

phát hiện sâu răng

Nha khoa Tâm Như

Những cách phát hiện sâu răng dễ thấy nhất

22-09-2020

Những Cách Phát Hiện Sâu Răng Dễ Thấy Nhất

Những Cách Phát Hiện Sâu Răng Dễ Thấy Nhất | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Nếu nắm được một số cách phát hiện sâu răng dễ thấy nhất, Khách hàng sẽ có thể rút ngắn và đơn giản hóa được quá trình điều trị.

Sâu răng là một trong những vấn đề liên quan đến răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Bất kì đối tượng nào cũng có thể bị sâu răng tấn công, kể cả trẻ nhỏ. Do đó, nếu nắm được một số cách phát hiện sâu răng dễ thấy nhất, Khách hàng sẽ có thể rút ngắn và đơn giản hóa được quá trình điều trị.


Sâu răng là gì?

Sâu răng hình thành bởi các vi khuẩn sống bám trong răng miệng trong quá trình phân hủy thức ăn sản sinh ra axit ăn mòn men răng và phá hủy cấu trúc của răng. Khi răng bị tổn thương nặng sẽ xuất hiện lỗ hổng lớn trên bề mặt khiến răng dễ gãy, nhạy cảm dưới ảnh hưởng của lực hay thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Sâu răng | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Cách điều trị sâu răng

Sâu răng nếu được phát hiện kịp thời thì không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Ở giai đoạn đầu, đặc biệt là trẻ em, có thể áp dụng phương pháp fluoride nha khoa. Chất fluoride có tác dụng như tấm chắn bảo vệ men răng khỏi tác động của vi khuẩn và axit. Với phương pháp này, Bác sĩ sẽ tăng cường lớp fluoride thông qua thuốc, dung dịch, kem bôi, gel, bọt … theo liều lượng chỉ định giúp phục hồi men răng và ngăn chặn sâu răng lan rộng.

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách khắc phục sâu răng, trong đó đơn giản nhất là trám lại lỗ hổng trên răng bằng vật liệu như vàng, bạc, nhựa tổng hợp. Tuy nhiên đối với những trường hợp sâu răng nặng, vệ sinh răng miệng kém, Bác sĩ sẽ mài mòn phần bị hư tổn và lắp mão sứ nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai. Nếu sâu răng ăn mòn vào bên trong, làm chết tủy răng, Khách hàng buộc phải rút tủy, thậm chí nhổ bỏ toàn bộ răng để tránh ảnh hưởng những răng xung quanh.

Một số cách phát hiện sâu răng dễ thấy nhất

Đâu răng

Răng đau nhức là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh sâu răng. Ở giai đoạn này, Khách hàng mất hết khẩu vị ăn uống, không thể tập trung trong công việc, học tập, phải thường xuyên chườm đá hoặc súc miệng nước muối để giảm đau.

Răng nhạy cảm

Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi ăn uống những món ngọt, đồ nóng lạnh, thậm chí đau khi nhai hay hít thở, dù ở mức độ nhẹ hay dữ dội cũng có thể là dấu hiệu của sâu răng. Đây còn là cảnh báo cho thấy sâu răng đã đến mức độ nghiêm trọng, tổn thương đến tủy bên trong. Nếu gặp phải những triệu chứng trên, Khách hàng cần đặt lịch hẹn khám răng ngay để được điều trị kịp thời.

Quan sát bằng mắt thường

Khách hàng cũng có thể quan sát răng trực tiếp để phát hiện những lỗ hổng trên bề mặt răng. Ngoài ra, các đốm màu trắng (như hạt gạo) hoặc nâu đen cũng cho thấy Khách hàng đang gặp phải vấn đề sâu răng. Tuy nhiên, cơ địa và cấu trúc răng của mỗi Khách hàng là khác nhau nên rất khó để nhận biết chính xác đó có phải là sâu răng không. Tốt nhất vẫn là Khách hàng nên đến phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra toàn diện.

Thức ăn kẹt trong răng

Thức ăn dính lại trên răng là hiện tượng bình thường ai cũng gặp phải. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra thường xuyên, gây khó chịu và mảng thức ăn kẹt sâu trong răng thì rất có thể là do răng đã bị vi khuẩn tàn phá, dẫn đến hình thành lỗ hổng trên răng. Tình trạng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn kết thành mảng bám, cung cấp năng lượng cho vi khuẩn hoạt động tích cực hơn.

Hôi miệng

Sâu răng khiến hơi thở có mùi hôi do thức ăn kẹt vào lỗ hổng trên răng, không được lấy ra, lâu ngày để lại mùi. Điều này khiến nhiều Khách hàng mất tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Sâu răng gây ra hôi miệng | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Hậu quả thường gặp của sâu răng

Sâu răng có thể ăn mòn và hình thành những lỗ hổng trên răng. Những lỗ hổng này sẽ gây đau nhức, gây viêm tuỷ dẫn đến viêm vùng quanh chóp chân răng, tiếp đến là gây viêm dây chằng nha chu và viêm xương ổ răng. Sâu răng còn để lại nhiều thương tổn vĩnh viễn vì một khi răng đã có lỗ hổng thì không thể phục hồi như cũ. Bác sĩ có thể lắp lại lỗ hổng bằng những vật liệu thay thế, tuy an toàn nhưng không thể so sánh với men răng thật. Nếu sâu răng không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến hư hỏng vĩnh viễn, không thể phục hồi. Lúc này, cách khắc phục duy nhất là nhổ bỏ răng và thay thế răng mới.

Hiện nay ba phương pháp làm răng giả phổ biến nhất là cấy ghép Implant, hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ.

Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp từng là lựa chọn hàng đầu của đa số Khách hàng nhờ chi phí tiết kiệm và cách sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này lại tồn tại nhiều nhược điểm. Hàm giả tháo lắp không được tích hợp cố định vào hàm, nên dễ rơi rớt, gây vướng víu và khó chịu cho người dùng. Không chỉ kém vững chắc, hàm giả tháo lắp còn cung cấp sức ăn nhai kém và đòi hỏi Khách hàng phải thường xuyên lấy ra vệ sinh, làm sạch. Tuổi thọ của hàm giả tháo lắp cũng rất ngắn. Sau khoảng 3-5 năm sử dụng, hàm giả sẽ trở nên lỏng lẻo, xỉn màu, có mùi hôi … phải làm lại răng mới. Với sự phát triển của công nghệ y khoa, ngày càng có nhiều phương pháp tối ưu hơn khắc phục được những nhược điểm trên của hàm giả tháo lắp.

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là một trong những phương pháp làm răng giả được tin tưởng lựa chọn bởi đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên với phương pháp này, Bác sĩ buộc phải mài bớt hai răng kế cận răng bị mất để làm trụ, từ đó, đặt mão sứ bắc qua 3 răng. Vì ảnh hưởng đến hai răng thật, trong trường hợp Khách hàng tìm đến phòng khám không uy tín hoặc tay nghề của Bác sĩ yếu kém sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiêu xương hàm, tụt nướu, viêm tủy, thậm chí còn bị mất thêm răng khi cầu răng sứ bị hỏng,...

Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant trong nha khoa được đánh giá là kỹ thuật chỉnh hình răng tối ưu nhất hiện nay do không chỉ phục hồi chức năng ăn nhai, không để lại biến chứng do mất răng mà còn có tính thẩm mỹ cao. Trong phương pháp cấy ghép Implant, Bác sĩ sẽ cấy một trụ Titanium đóng vai trò thay thế chân răng thật. Sau một thời gian, khi trụ đã được tích hợp chắc chắn vào xương hàm, Bác sĩ sẽ tiếp tục đặt khớp nối Abutment và mão răng sứ có màu sắc và hình dáng tương tự răng thật lên trên. Tùy theo tình trạng mất răng mà Khách hàng có thể áp dụng phương pháp làm Implant thay thế một răng, Implant thay thế một vài răng, Implant thay thế toàn hàm ….

Cấy ghép Implant phương pháp thay thế răng bị mất tốt nhất | nha khoa Tâm Như - Quận 10

Cách ngăn ngừa sâu răng

Sâu răng có thể dẫn đến đau nhức, khó chịu khiến Khách hàng không thể ăn uống hay sinh hoạt một cách tự nhiên, bình thường. Để phòng ngừa sâu răng, Khách hàng nên tuân thủ một số lưu ý sau:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Đánh răng thường xuyên với kem có chứa chất fluoride kể cả những vùng nhạy cảm do sâu răng. Cách ngăn ngừa mảng bám gây sâu răng tốt nhất là đánh răng sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, Khách hàng có thể sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước thay cho tăm truyền thống nhằm loại bỏ thức ăn thừa sót lại trong kẽ răng mà bàn chải không thể tác động đến.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Những thực phẩm ăn vào hàng ngày có nguy cơ dính trong kẽ răng và khiến tình trạng sâu răng thêm nghiêm trọng. Do đó, Khách hàng cần hạn chế ăn uống món ngọt chua như bánh, kẹo, nước ép trái cây hộp, nước ngọt … Thay vào đó, Khách hàng nên chú trọng bổ sung thực phẩm tốt cho răng miệng bao gồm hoa quả, rau củ chứa nhiều chất xơ, thực phẩm giàu canxi, singum không đường, trà xanh (đen) không đường hỗ trợ làm sạch răng và củng cố men răng. Khách hàng cũng cần tránh các món chiên xào, cay nóng, quá chua hoặc quá ngọt, đồ lạnh vì có thể gây ê buốt những phần răng nhạy cảm.

Khám nha khoa định kỳ

Khách hàng nên đặt lịch hẹn khám nha sĩ ít nhất hai lần một năm để kiểm tra và lấy cao răng thường xuyên. Bác sĩ chuyên môn sẽ có thể nhanh chóng phát hiện ra sâu răng và giúp điều trị kịp thời.

Bệnh sâu răng giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng đặc biệt nên rất khó nhận biết. Nhưng một khi răng bắt đầu cảm thấy đau nhức, ê buốt, nhạy cảm thì cũng là lúc bệnh đang tiến triển nặng, có nguy cơ ăn sâu vào chân răng. Vì vậy thăm khám nha sĩ định kỳ là cách phát hiện sâu răng dễ thấy nhất. Bên cạnh đó, Khách hàng cũng cần phải kết hợp chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng hợp lý nhằm ngăn ngừa và phòng tránh bệnh sâu răng.

Liên hệ với Nha khoa Tâm Như
Liên hệ với Nha khoa Tâm Như

Thông tin liên hệ nha khoa TÂM NHƯ

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ Nha khoa Tâm Như – Nha khoa thẩm mỹ theo tiêu chuẩn Pháp.

Địa chỉ: 407/8 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. HCM.

Điện Thoại: 028.38.620.182

Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 0934.612.339

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - thứ 6: 8h - 20h

+ Thứ 7: 8h30 - 17h

+ Chủ nhật: Không làm việc.

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người

Yêu cầu tư vấn

Điều trị PRF là gì? Có bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra khi điều trị PRF không?

Điều trị PRF chính là dùng máu của chính bạn sau khi quay ly tâm thu được một vật liệu sinh học màu vàng và dày giống như thạch anh, đặt biệt giàu tiểu cầu được sử dụng trong các thủ thuật phẫu thuật nha khoa như: ghép xương, cấy ghép Implant, nhổ răng, điều trị nha chu,....


Có rất ít tác dụng phụ của điều trị PRF vì máu đến từ chính cơ thể bạn. Do đó, bệnh nhân không có nguy cơ bị phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc từ chối thủ thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông và các bệnh lý liên quan nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định liệu phương pháp điều trị này có phù hợp với họ hay không

Niềng răng Invisalign và chỉnh nha mắc cài loại nào tốt hơn ?

Niềng răng Invisalign hay chỉnh nha bằng mắc cài đều có sự tác động khác nhau đối với mỗi trường hợp răng riêng biệt. Cơ chế tác động của chỉnh nha Invisalign là ôm trọn bề mặt răng bằng khay Invisalign trong suốt. Do đó, loại hình chỉnh nha này phù hợp với các trường hợp răng to, răng thưa, răng bị hô, móm hay chen chúc,…


Đối tượng nên niềng răng Invisalign là du học sinh, người hay đi công tác nước ngoài, người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn chỉnh nha. Do loại khay niềng này ít gặp sai sót, sự cố hơn so với niềng răng mắc cài: dễ bị sút mắc cài, dây đâm vào các bộ phận trong khoang miệng,…

Có rất nhiều loại kem đánh răng để lựa chọn; Làm thế nào để tôi biết cái nào để sử dụng ?

. . .

Tôi không đủ khả năng chăm sóc nha khoa thường xuyên. Có một số tài nguyên có sẵn cho tôi ?

. . .

Tôi có một nỗi sợ hãi khủng khiếp khi đi đến nha sĩ. Tôi nên làm gì ?

. . .

Làm thế nào là X-quang nha khoa an toàn ?

Chất trám răng là gì, ai nên lấy chúng, và chúng tồn tại bao lâu ?

Zalo
back-to-top.png