Nha khoa Tâm Như

phục hồi men răng đã mất

Nha khoa Tâm Như

Phục hồi men răng đã mất được không?

24-09-2020

PHỤC HỒI MEN RĂNG ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

PHỤC HỒI MEN RĂNG ĐÃ MẤT CÓ ĐƯỢC KHÔNG? | nha khoa Tâm Như

Men răng là lớp bao bọc phía ngoài giúp bảo vệ răng, có thể bị mài mòn và tổn thương. Vậy phục hồi men răng đã bị mòn có được không?

Nếu bạn cảm thấy răng mỏng hơn và vàng màu, răng thường xuyên bị ê buốt khi uống nước nóng hoặc nước lạnh thì rất có thể men răng của bạn đang bị mài mòn và tổn thương. Vậy nguyên nhân gây mòn men răng là gì và có phục hồi men răng đã mất được không?


Men răng là gì?

Men răng là phần nằm ở ngoài cùng của răng, có chức năng bao bọc các mô mềm bên trong như ngà răng và tuỷ răng. Men răng được cấu thành từ những tinh thể Canxi Photphat dài, mảnh, rất bền vững, khó trầy xước và mẻ, vỡ. Tuy nhiên men răng lại dễ bị ăn mòn bởi các Acid có trong khoang miệng.

men răng bị mất | nha khoa Tâm Như

Vì sao men răng bị mòn?

Mòn men răng có thể đến từ các nguyên nhân sau:

Ăn đồ ngọt quá nhiều

Vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh nhờ vào đường có trong những món ăn mang vị ngọt, chúng sẽ tạo ra axit từ đó ăn mòn men răng.

men răng bị mòn do ăn nhiều đồ ngọt | nha khoa Tâm Như

Thực phẩm có tính axit

Những món ăn chứa nhiều axit chẳng hạn như trái cây có vị chua, nước ngọt có gas đều sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, hao mòn.

Khô miệng

Nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách rửa trôi vi khuẩn và thức ăn thừa trong miệng. Nước bọt cũng hỗ trợ cân bằng nồng độ axit ở khoang miệng. Nếu miệng của bạn quá khô, các yếu tố gây hại sẽ có cơ hội sinh sôi, làm men răng mòn dần.

Trào ngược dạ dày

Khi bạn bị trào ngược dạ dày hoặc nôn mửa, axit từ thực quản sẽ tràn lên khoang miệng, ảnh hưởng khá nhiều đến men răng.

Chải răng quá mạnh

Sẽ thật sai lầm nếu bạn nghĩ răng chải răng càng mạnh thì răng sẽ càng sạch và sáng. Trên thực tế, điều này chỉ khiến men răng bị hao mòn nhanh hơn mà thôi.

Nghiến răng

Nghiến răng là hành động vô thức nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, bao gồm cả men răng.

Mảng bám có làm mòn men răng không?

Theo các chuyên gia, mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành cao răng, nếu không lấy cao răng, men răng có khả năng cao bị xỉn màu hoặc thậm chí bị mòn.

Các dấu hiệu nhận biết mòn men răng

Bạn có thể nhận biết tình trạng mất men răng qua các dấu hiệu:

  • Răng ngả vàng bất thường do ngà răng bị lộ ra bên ngoài.
  • Răng đau nhức âm ỉ, ê buốt nặng nề khi uống nước nóng, nước lạnh, ăn đồ ngọt, chua, cay...
  • Răng bị mẻ, vỡ một phần.
  • Bề mặt răng không còn sáng bóng, trơn, phẳng.
  • Xuất hiện các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tuỷ...
mòn men răng

Men răng có tái tạo được không?

Men răng rất cứng cáp. Tuy nhiên, bản thân men răng lại không có bất kỳ tế bào sống nào và không thể tự hồi phục nếu bị tổn thương vật lý.

Cách phục hồi men răng

Để phục hồi phần men răng đã mất, bạn có thể tham khảo những phương pháp như:

  • Trám răng thẩm mỹ để bổ sung phần men răng bị mẻ, vỡ hoặc che phủ những lỗ sâu... Kỹ thuật nha khoa này không chỉ phục hồi men răng mà còn giúp bảo vệ các mô răng ở bên trong khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng.
  • Tham vấn ý kiến nha sĩ để bổ sung thêm Flour từ các sản phẩm chăm sóc răng miệng và thực phẩm.
  • Phục hồi lại men răng bằng các khoáng chất tự nhiên như súc miệng bằng dầu dứa, dùng các chất béo tốt, bổ sung Vitamin D và Canxi...
cách phục hồi men răng

Cách ngăn ngừa mòn men răng hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng mất men răng, bạn nên:

  • Không dùng răng để cắn những vật cứng như vỏ cua, vỏ các loại hạt cứng, móng tay, nạy nắp chai bia ...
  • Hạn chế sử dụng các thức uống có tính Acid như nước ngọt, nước trái cây... nhiều lần trong ngày. Sau khi sử dụng nên súc miệng lại bằng nước sạch hoặc sữa tươi không đường để trung hoà các Acid bám trên men răng hoặc dùng ống hút khi uống để tránh Acid tiếp xúc trực tiếp lên răng.
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, caramel...bởi đường ngọt có thể kích thích vi khuẩn răng miệng tiết Acid gây mòn men răng.
  • Sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút bạn nên chải răng để loại bỏ Acid còn đọng lại trên răng.
  • Chải răng đúng cách, chải nhẹ nhàng dọc theo bề mặt dọc răng, tránh chải ngang vì có thể gây mòn cổ răng.
Đánh răng đúng cách để ngăn ngừa mòn men răng
  • Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng, nước súc miệng có chứa hàm lượng Flour vừa đủ.
  • Tránh sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng chứa cồn, bởi cồn có thể giảm độ bền của men răng một cách nhanh chóng.
  • Nhai kẹo cao su không đường là cách kích thích tiết nước bọt, giúp chống khô miệng hiệu quả.
  • Bạn nên ăn uống đủ bữa và đủ chất, bởi hoạt động nhai sẽ giúp kích thích tiết nước bọt.
  • Uống từ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tham khảo ý kiến Bác sĩ về cách phòng chống xói mòn men răng khi bạn phải dùng các loại thuốc có hàm lượng Acid cao.
  • Nếu bạn đang có thói quen nghiến răng, hãy nói ngay với Bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.
  • Điều trị các bệnh lý về đường tiêu hoá để ngăn ngừa tình trạng tăng tính Acid trong răng miệng.
  • Khám răng và cạo vôi răng mỗi năm 2 lần để loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng.

Phục hồi men răng sẽ đạt hiệu quả cao nếu bạn phát hiện và tìm gặp Bác sĩ nha khoa kịp thời. Bên cạnh đó, bạn nên chủ động phòng ngừa những nguyên nhân có thể làm tổn thương men răng để tránh trình trạng mất men răng cũng như giữ răng luôn chắc khỏe và sáng bóng.

Liên hệ với Nha khoa Tâm Như
Liên hệ với Nha khoa Tâm Như

Thông tin liên hệ nha khoa TÂM NHƯ

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị và chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ Nha khoa Tâm Như – Nha khoa thẩm mỹ theo tiêu chuẩn Pháp.

Địa chỉ: 407/8 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. HCM.

Điện Thoại: 028.38.620.182

Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 0934.612.339

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - thứ 6: 8h - 20h

+ Thứ 7: 8h30 - 17h

+ Chủ nhật: Không làm việc.

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người

Yêu cầu tư vấn

Có rất nhiều loại kem đánh răng để lựa chọn; Làm thế nào để tôi biết cái nào để sử dụng ?

. . .

Tôi không đủ khả năng chăm sóc nha khoa thường xuyên. Có một số tài nguyên có sẵn cho tôi ?

. . .

Tôi có một nỗi sợ hãi khủng khiếp khi đi đến nha sĩ. Tôi nên làm gì ?

. . .

Chất trám răng là gì, ai nên lấy chúng, và chúng tồn tại bao lâu ?

Zalo
back-to-top.png